Sat, 02 / 2016 4:46 am | helios

Thời tiết, khí hậu mùa xuân tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, gây dịch bệnh nguy hiểm cho con người.  Dưới đây là một số bệnh dịch mùa xuân phổ biến nhất mà bạn cần hết sức cảnh giác: 1. Bệnh cúm A/H1N1 Bệnh cúm […]

Thời tiết, khí hậu mùa xuân tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại virus, vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, gây dịch bệnh nguy hiểm cho con người. 

Dưới đây là một số bệnh dịch mùa xuân phổ biến nhất mà bạn cần hết sức cảnh giác:

1. Bệnh cúm A/H1N1

dich-benh-mua-xuan

Bệnh cúm A/H1N1 là một chủng virus cúm A gây nên hầu hết các dạng bệnh cúm ở người. Virus gây bệnh có thể lây truyền từ người này qua người khác khi giao tiếp và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.(phấn hoa mật ong) Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh dịch này đáng sợ hơn rất nhiều so với suy nghĩ của nhiều người. Cụ thể, virus cúm H1N1 cũng như các độc tính của nó có thể tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây nên chứng viêm phổi và có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị tốt.

Virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, chúng có thể tồn tại trong quần áo từ 8-12 giờ, trên các bề mặt như bàn, ghế, tay vịn cầu thăng, trên tủ… trong 24-48 giờ, và có thể tồn tại trong lòng bàn tay người được 5 phút. Mùa đông – xuân là thời điểm cúm A/H1N1 dễ bùng phát thành dịch bệnh nhất trong năm.

2. Sốt phát ban

Sốt phát ban vốn dĩ chỉ xuất hiện ở trẻ em, nhưng gần đây, cả người lớn cũng mắc phải chứng bệnh này. Theo thống kê từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày đều có rất đông người tới khám, trong đó có khoảng 20-30 ca cần nhập viện.

Sốt phát ban có thể bị gây nên bởi virus sởi, thủy đậu,dengue, rubella, virut gây bệnh chân tay miệng, thấp tim… hoặc cũng có thể do các bệnh rối loạn chuyển hóa (như giang mai, luput ban đỏ, viêm thận).

Dịch bệnh sốt phát ban bùng phát tại Hà Nội chủ yếu do virus rubella gây nên, một số ít là bởi liên cầu khuẩn hoặc dị ứng thuốc.(mật ong nguyên chất) Mặc dù là virus lành tính, nhưng sốt phát ban vẫn có thể gây nguy hiểm đối với các trường hợp để xảy ra biến chứng. Do đó, vẫn cần tiêm chủng để phòng bệnh và đến bệnh viện điều trì nếu phát hiện nhiễm dịch.

3. Bệnh đường tiêu hóa

dich-benh-mua-xuan2

Mùa xuân là khoảng thời gian dành cho nghỉ ngơi, lễ hội, các hoạt động mang tính cộng đồng, cũng là mùa ăn uống, mùa mà con người dễ "bạ đâu ăn đó" nhất trong năm.

Chính điều này đã khiến các bệnh về đường tiêu hóa (ví như bệnh tả…) trở thành dịch bệnh mùa xuân tiêu biểu nhất.

Ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt thường ngày là biện pháp tốt nhất để phòng tránh dịch bệnh về đường tiêu hóa.

4. Bệnh đường hô hấp

Hen phế quản và viêm phổi là hai dịch bệnh nguy hiểm liên quan tới đường hô hấp phổ biến nhất trong mùa đông – xuân. Đây là vấn đề sức khỏe thường xảy ra với những người cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với bụi, nấm mốc, phấn hoa, côn trùng… gây co rút khí quản (tạo nên triệu chứng hen, thở khò khèo), mặt mũi tím tái, có thể suy hô hấp ở các trường hợp bệnh nặng.

Do các tác động của khí hậu lạnh, ẩm thấp, mưa nhiều của mùa xuân, nên thời gian này, các loại vi khuẩn,(trung cấp y hà nội) virus gây bệnh sẽ được dịp hoành hành, xâm nhập vào đường hô hấp và bùng phát thành bệnh dịch.

5. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên, bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất là vào mùa xuân, khi phấn hoa phát tán khắp nơi. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng bao gồm ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt xì hơi liên tục…

Để đề phòng dịch bệnh nguy hiểm bùng phát trong mùa xuân, hãy giữ ấm cơ thể, giữ gìn vệ sinh, chú ý an toàn thực phẩm và cẩn trong khi tiếp xúc với mọi người xung quanh và khi tham gia các hoạt động cộng đồng./.

Bài viết cùng chuyên mục