Tue, 02 / 2016 4:35 pm | helios

Những bạn gái vẫn thường thích sơn, vẽ móng tay mà không biết rằng, móng tay tự nhiên có thể giúp bạn nhận biết được tình hình sức khỏe của mình. Cùng tìm hiểu cách nhận biết bệnh quá móng tay cực kỳ chính xác dưới đây nhé! Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, […]

Những bạn gái vẫn thường thích sơn, vẽ móng tay mà không biết rằng, móng tay tự nhiên có thể giúp bạn nhận biết được tình hình sức khỏe của mình. Cùng tìm hiểu cách nhận biết bệnh quá móng tay cực kỳ chính xác dưới đây nhé!

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hình dạng, kết cấu, màu sắc, độ dày hay sự phát triển bất thường của móng tay đều có mối liên hệ chặt chẽ với tình hình sức khỏe của con người. Rất nhiều vấn đề về sức khỏe khi phát sinh trong cơ thể, ngoài những triệu chứng thông thường còn có thể tác động và làm thay đổi hiện trạng của móng tay.

Từ thời cổ đại, tiền nhân đã biết quan sát các biểu hiện trên móng tay để chẩn đoán bệnh tật trong cơ thể. Đó có thể là những vẫn đề chấn thương, nhiễm trùng đơn giản, những cũng có những trường hợp có thể phát hiện ra các vấn đề ở tim, gan, phổi… dựa vào bộ phận tưởng như chẳng mấy liên quan này.

Dưới đây là một số cách nhận biết bệnh qua móng tay mà bạn nên ghi nhớ để áp dụng thường xuyên:

1. Móng tay giòn, dễ gãy báo hiệu sự lão hóa

Móng tay giòn, dễ gãy là biểu hiện của tình trạng lão hóa đang diễn ra trong cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cánh báo tình trạng làm dụng các chất tẩy rửa, điển hình là sơn móng tay ở phụ nữ. Tìm hiểu và học cách làm nail & dạy vẽ móng chuyên nghiệp giúp bảo vệ hoàn hảo cho bộ móng của mình bạn nhé.

Bên cạnh đó, đây cũng có thế là dấu hiệu của bệnh nấm móng, địa y Planus, vảy nến hoặc tuyến giáp gặp vấn đề. Một bộ phận nhỏ có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng.

2. Móng tay đổi màu

dau-hieu-benh-qua-mong-tay

Móng tay tự nhiên của người khỏe mạnh có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt sát gốc móng tay có màu trắng.

Nếu móng tay đột nhiên chuyển màu vàng, có nhiều khả năng là do sử dụng sơn móng tay trong thời gian dài, cũng có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, nấm móng. Ngoài ra, móng tay đổi màu cũng có thể là dấu hiệu bệnh viêm gan, bệnh tuyến giáp, phù bạch huyết, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng  phổi…

Nếu móng tay chuyển màu xanh đen, đó là tình trạng nhiễm khuẩn, thường xảy ra dưới móng. Móng tay hơi tím hoặc hơi xanh là biểu hiện cơ thể thiếu oxy. Móng tay màu xám là biểu hiện cơ thể đang phản ứng với thuốc. Móng tay màu nâu là biểu hiện suy dinh dưỡng hoặc bệnh về tuyến giáp; nếu nâu ở nửa trên và trắng ở nửa sát gốc thì có thể đó là dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch, suy thận, hoặc cũng có thể là biểu hiện bình thường sau khi hóa trị, tìm hiểu cách học vẽ móng taydạy nối mi hàn quốc làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Móng tay màu trắng là dấu hiệu của sự lão hóa, thiếu sắt hoặc bệnh nấm móng, đồng thời cũng cảnh bảo một số bệnh nhơ suy tim, thận, xơ gan, cường giáp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng…

3. Móng tay dày lên

Móng tay dày lên bất thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh vảy nến, nấm móng hoặc viêm khớp phản ứng. Nếu kèm theo triệu chứng chuyển màu vàng nhạt, mọc chậm thì đó là dấu hiệu phổi đang gặp rắc rối.

4. Sọc trắng trên móng tay

Những đường sọc trắng chạy song song trên móng tay cảnh báo tình trang suy dinh dưỡng, thiếu hụt protein trong máu hoặc mắc bệnh gan.

5. Vết rỗ hay lõm trên móng tay

dau-hieu-benh-qua-mong-tay2

Triệu chứng này cảnh báo bệnh viêm khớp phản ứng, vẩy nến, eczema và rụng tóc từng vùng.

6. Những rãnh trên móng tay

Nếu trên móng tay có những đường sâu hoặc rãnh chạy qua, bạn nên cảnh giác với bệnh tiểu đường, bệnh Raynaud, bệnh máu trắng, thiếu hụt kẽm và sốt cao.

7. Sọc đen chạy xuống móng

Nếu bạn là người da đen, đây là một biểu hiện bình thường. Nhưng nếu không phải thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da. Tuy nhiên, loại ung thư này chỉ ảnh hưởng đến một móng tay.

Trên đây chỉ là một số dấu hiệu phổ biến, ngoài ra vẫn còn rất nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng bất thường trên móng tay.

Nói chung, các cách nhận biết bệnh qua móng tay cũng chỉ là biện pháp tham khảo, nếu phát hiện những dấu hiệu kể trên hay bất cứ triệu chứng bất thường nào khác, bạn vẫn nên tới cơ sở y tế để được kiểm tra chẩn đoán chính xác và xử lý kịp thời trong trường hợp thực sự mắc bệnh./.

Bài viết cùng chuyên mục