
Mùa đông đến thời tiết hanh khô khiến bệnh vảy nến "hoành hành" dữ dội hơn. Hãy cùng chống lại những khó chịu từ bệnh vảy nến do những tác động của thời tiết với những lưu ý dưới đây nhé! 1. Tắm đúng cách Vào mùa đông, dù trời có lạnh đến mấy thì […]
Mùa đông đến thời tiết hanh khô khiến bệnh vảy nến "hoành hành" dữ dội hơn. Hãy cùng chống lại những khó chịu từ bệnh vảy nến do những tác động của thời tiết với những lưu ý dưới đây nhé!
1. Tắm đúng cách
Vào mùa đông, dù trời có lạnh đến mấy thì bạn cũng chỉ nên tắm nước ấm vừa đủ, không nên dùng nước quá nóng vì sẽ khiến da bị khô và ngứa hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tắm với vòi hoa sen và kỳ cọ nhẹ nhàng. Đồng thời, để làm bong vảy, giảm ngứa và giúp cơ thể thư giãn, bạn có thể cho chút muối biển, bột yến mạch xay nhuyễn vào bồn tắm. Sau khi tắm xong, hãy nhớ thoa kem dưỡng ẩm toàn thân lúc da còn mềm nhé!
2. Dùng thiết bị giữ ẩm không khí
Không khí khô lạnh mùa đông khiến da dễ bị mất nước, dẫn tới tình trạng vảy nến nặng thêm. Do đó, bạn nên sử dụng thiết bị giữ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là ở phòng ngủ để chống lại các tác nhân khiến không khí khô hơn, điển hình là điều hòa. Ads: Tuyển sinh cao đẳng dược, cao đẳng điều dưỡng và cao đẳng y tế hà nội mới nhất năm 2016 – ĐT: 0989559963
Lưu ý là trong quá trình sử dụng bạn nên vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ nhé!
3. Sử dụng chiếc khăn mềm mại cho da
Nhiệt độ, độ ẩm thấp và gió mạnh mang theo hơi lạnh khiến da bị kích ứng, những vết vảy nến cũng được kích hoạt mà phát triển mạnh hơn. Để giảm cảm giác đau trong trường hợp bị vảy nến thể khớp, hãy đội mũ, đeo găng tay và quấn lên vùng da bị vảy nến một chiếc khăn mềm khi ra ngoài nhằm hạn chế sự tiếp xúc với không khí lạnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc vận động mạnh, tránh để cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và khiến tình trạng bệnh vảy nến nặng hơn.