Thu, 03 / 2017 10:12 am | nhatlam

Khóc đêm là hiện tượng thường hay thấy ở những trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn chơi bình thường nhưng chúng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi đó là khóc dạ đề. Khóc đêm – khóc dạ đề là gì Theo như đông y thì hiện tượng khóc đêm thường hay […]

Khóc đêm là hiện tượng thường hay thấy ở những trẻ sơ sinh, ban ngày trẻ vẫn chơi bình thường nhưng chúng lại khóc vào ban đêm. Dân gian thường gọi đó là khóc dạ đề.

Khóc đêm – khóc dạ đề là gì

khoc-da-de

Theo như đông y thì hiện tượng khóc đêm thường hay xảy ra ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc gọi là chứng tiểu nhi dạ đề. Mỗi khi đêm tới là trẻ lại bắt đầu khóc, tẳn trở không yên, hoặc là trẻ đang ngủ bình thường bỗng giật mình tỉnh dậy và khóc thét. Phần lớn có nhiều trẻ khóc theo từng đợt, lúc khóc lúc ngưng, nhưng lại có rất nhiều trường hợp cứ khóc lè nhè suốt cả một đêm. Khi trời sáng thì trẻ lại hết khóc và bắt đầu thiếp đi vào giấc ngủ.

Khóc đêm chính là hiện tượng trẻ sơ sinh khóc theo từng đợt, lúc khóc lúc ngừng nhưng cũng có những trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả một đêm.

Theo như y học hiện đại thì hiện tượng khóc đêm thường hay xảy ra ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không gây đau nhưng vì một yếu tố nào đó làm cho nhu động ruột tăng lên, không đều và gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì lại thôi.

Thời gian khóc của trẻ thường kéo dài từ 5 đến 30 phút và có thể lặp lại theo hằng đêm, ban ngày thì trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể dữ dội hơn nhưng lại không gây nguy hiểm. Cho tới khi trẻ hơn 6 tháng tuổi , nhu động ruột hoàn chỉnh thì nó sẽ trở lại bình thường.

Theo như các bác sĩ thì hiện tượng khóc đêm có thể xa ra ở hầu hết các trẻ nhỏ. Tuy nhiên chỉ có một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự còn lại hầu hết là khóc do mắc các bệnh lý như là còi xương hoặc là bị lồng ruột.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khóc dạ đề là gì

tre-bi-coi-xuong

Khóc dạ đề thường do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc cho nên ban ngày hoặc là trước lúc đi ngủ nếu như trẻ đùa nghịch quá độ thì sẽ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Theo như Đông Y, khóc dạ đề chủ yêu là do thần khí còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, thường dễ bị kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ. Có một số nguyên nhân khác đó là tạng tâm bị nhiệt, tỳ vị hư hàn….

Khóc dạ đề khóc với khóc do bệnh lý như thế nào

Hiện tượng khóc dạ đề hường hay xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Khi trẻ đã được hơn 6 tháng tuổi rồi thì nhu động ruột hoàn chỉnh, sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết . Nếu như cơn khóc của bé kéo dài hơn hoặc là có biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần tới bác sĩ vì có thể do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi khó chịu, sinh ra đã quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không có sự đảm bảo hoặc là trẻ được chăm sóc ở trong phòng kín cho nên thiếu ánh sáng vitamin D.

Ngoài ra nữa, khóc cũng là biểu hiện của trẻ đang bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội hơn và có kèm cả triệu chứng nôn , khóc thét, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Ở trường hợp này , cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu.

Chăm sóc trẻ khóc dạ đề như thế nào

do-tre-khoc-da-de

Theo như y học hiện đại, không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ phải luôn giữ được bình tĩnh và thoải mái. Nếu như trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để cho trẻ được nghỉ ngơi. Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách như :

Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều

Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước

Cho trẻ ngồi khi bú

Cho trẻ tắm nước ấm

Cho trẻ vào xe đẩy

Bọc khăn giữ ấm cho trẻ

Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa

Massage bụng cho trẻ

Bài viết cùng chuyên mục