Mon, 02 / 2016 9:47 am | helios

Suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, thai nhi phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, trong đó có những điều có thể khiến không thể chào đời một cách bình yên. Cùng tìm hiểu những nỗi sợ của thai nhi mà cha mẹ cẩn cảnh giác nhé! 1. Sợ nóng trong […]

Suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, thai nhi phải đối mặt với rất nhiều hiểm nguy, trong đó có những điều có thể khiến không thể chào đời một cách bình yên. Cùng tìm hiểu những nỗi sợ của thai nhi mà cha mẹ cẩn cảnh giác nhé!

1. Sợ nóng trong tháng đầu tiên trứng thụ tinh

Trong giai đoạn tháng đầu tiên mang thai, các mẹ cần chú ý là trứng thụ tinh rất sợ nóng. Trứng thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng, dần hình thành các bộ phận quan trọng như tim, phổi, thận.

Để không ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh, các mẹ bầu cần tránh xa môi trường nhiệt độ cao như phòng xông hơi, bồn tắm nước nóng, tránh bị sốt… nếu không sẽ rất dễ gây bệnh về hệ thần kinh ở thai nhi.

2. Sợ thuốc ở tháng thứ 2

noi-so-cua-thai-nhi

Khi đã thụ tinh thành công, bước vào tháng thứ hai, phôi thai sẽ phát triển thành thai nhi. Giai đoạn này, các mẹ sẽ có những triệu chứng khó chịu như khẩu vị kém, toàn thân mất lực. Các loại thuốc, đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc sáng sinh có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật bẩm sinh (như bệnh tim…) ở trẻ sơ sinh.

3. Sợ rượu, thuốc lá tháng thứ 3

Rượu và thuốc lá luôn đáng sợ, song nó đặc biệt là nỗi sợ của thai nhi ở tháng thứ 3. Ở giai đoạn này, thai nhi đã có nhịp tim và bước vào thời kỳ phát triển nhanh. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của mẹ bầu trong giai đoạn này đóng vai trò hết sức quan trọng tới sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Giai đoạn này, mẹ cần tránh các loại chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia, rượu và những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Trong đó, thuốc lá và rượu bia là hai nỗi sợ lớn nhất của thai nhi, có thể gây dị dạng, chậm phát triển, tổn thương não, thần kinh bất thường ở trẻ và làm tăng nguy cơ sinh non.

4. Sợ tiếng ồn lớn ở tháng thứ 4

Đến tháng thứ 4, thai nhi đã phát triển khá tốt về thính lực. Bé có thể nghe được nhịp tim của mẹ và những âm thanh ngoài cuộc sông. Đây là giai đoạn các mẹ nên bắt đầu cho trẻ nghe nhạc nhẹ, nhạc giao hưởng, nhạc nước ngoài để kích thích sự phát triển tư duy, trí tuệ và khả năng ngôn ngữ của bé.

Tuy nhiên, bạn cần tránh môi trường quá ồn ào như công trường thi công, những người nói quá lớn tiếng, nơi đông người…

5. Sợ thiếu dinh dưỡng ở tháng thứ 5

Nỗi sợ của thai nhi ở tháng thứ 5 chính là sự thiếu hụt dinh dưỡng. Trên thực tế, có không ít bà bầu lo ngại mình sẽ bị tăng cân và khó lấy lại vóc dáng sau sinh, nên kiểm soát chế độ ăn quá nghiêm ngặt. Cũng có một bộ phận mẹ bầu lại chỉ ăn những món mình thích, không chú ý tới một thực đơn đầy đủ các dưỡng chất cần thiết(trung cấp y hà nội). Cả hai nhóm này đều khiến trẻ thiết hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng tới qua trình phát triển bình thường của thai nhi.

Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu mọc lông và có những "động tác nhỏ". Mỗi ngày, các mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300kl hoặc hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ về lượng calo phù hợp với ddeieuf kiện thể chất của bạn.

6. Sợ tia bức xạ ở tháng thứ 6

noi-so-cua-thai-nhi2

Tháng thứ 6, các đường nét trên gương mặt của bé đã cơ bản được hình thành và có phản ứng nhất định với những âm thanh từ biên ngoài. 

Nỗi sợ lớn nhất của thai nhi ở tháng thứ 6 chính là các tia bức xạ. Do đó, giai đoạn này, các mẹ không nên siêu âm, chụp X – quang và cũng không nên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính quá nhiều. Nếu không chú ý, các tia bức xạ có thể tác động, gây dị tật thai nhi, chậm phát triển trí não, thậm chí sảy thai.

7. Nỗi sợ của thai nhi ở tháng thứ 7: Tinh thần căng thẳng của mẹ bầu

Trạng thái tinh thần của mẹ bầu cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi. Bước sang tháng thứ 7, bé đã phát triển tương đối hoàn thiện, có thể mở mắt và cử động tay chân thường xuyên hơn. 

Giai đoạn này, nỗi sợ lớn nhất của thai nhi chính là trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài của người mẹ. Do đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, đừng để bản thân rơi vào những phiền muộn không đáng có.

8. Nỗi sợ của thai nhi 8 tháng: Sợ mẹ mệt mỏi

noi-so-cua-thai-nhi3

Ở tháng thứ 8, não bộ của bé đã phát triển nhanh chóng, các bộ phận trọng cơ thể tương đối hoàn thiện, thể chất cũng bất ổn.

Gần đến ngày lâm bồn, thai nhi sợ nhất chính là mẹ mệt mỏi quá độ. Hãy hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh, giữ cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh nhất để chuẩn bị tinh thần chào đón tình yêu bé nhỏ ra đời.

9. Tháng thứ 9: Thai nhi sợ mẹ lo lắng

Cuối cùng cũng đến tháng thứ 9, đây là giai đoạn mẹ bầu cần gác lại tất cả mọi thứ và chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất để sẵn sàng cho giờ phút quan trọng bậc nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ.

Đừng quá nôn nóng hay sợ hãi chuyện sinh sớm sinh muộn, bởi điều đó chẳng mang lại lợi ích gì và sự lo lắng của mẹ cũng chính là nỗi sợ lớn nhất của thai nhi trong lúc này. Hãy kiên nhẫn thêm một chút nữa thôi là bạn có thể tần hưởng niềm hạnh phúc sau 9 tháng 10 ngày mang thai đầy trắc trở./.

Bài viết cùng chuyên mục