Sat, 11 / 2016 10:18 am | nhatlam

Bệnh liên cầu lợn là một căn bệnh thỉnh thoảng hay bắt gặp ở người do vi  khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis được lây truyền từ động vật sang con người và chủ yếu là từ những con lợn mắc bệnh. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách phòng […]

Bệnh liên cầu lợn là một căn bệnh thỉnh thoảng hay bắt gặp ở người do vi  khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis được lây truyền từ động vật sang con người và chủ yếu là từ những con lợn mắc bệnh. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách phòng ngừa lây bệnh liên cầu lợn sang người nhé!

Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng lại hay gặp nhất đó chính là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn . Thể viêm màng não thường hay đi kèm với việc giảm thính lực và cũng có thể gây nên điếc không thể phục hồi. Ở cơ thể sốc nhiễm khuẩn thì bệnh nhân thường hay phát ban kèm theo xuất huyết thành từng đám cuối cùng là lan tỏa ra kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác , bệnh này rất dễ tiến triển nhanh  thành suy đa phủ tạng. Tỷ lệ tử vong tù 5% cho tới 20%, nếu như khỏi thì thời gian để có thể hồi phục thường rất hay kéo dài. Bệnh này thường hay xảy ra dưới dạng các trường hợp tản phát, tuy nhiên thì cũng có thể gây thành những vụ dịch ở trên động vật và người.

1. Nguồn bệnh và thời kỳ ủ bệnh

ổ chứa bệnh chủ yếu là ở lợn, ngoài ra thì loại vi khuẩn này cũng hay chứa ở các động vật khác như là trâu bò, lợn rừng, chó ,mèo hay là chim… Bình thường thì vi khuẩn thường hay cư trú ở trong đường hô hấp và ở hạch hầu họng của các con lợn. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thì có thể phát hiện ra vi khuẩn gây nên bệnh ở các phủ tạng , đường tiêu hóa hay là ở trong máu của con lợn có bệnh.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi bị phơi nhiễm cho tới khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên là khoảng 2 ngày.

2. Đường lây truyền

Người bi nhiễm bệnh vi khuẩn liên cầu lợn là so hay tiếp xúc với việc trực tiếp chăn nuôi, giết mổ hay là sử dụng các sản phẩm từ lợn như ăn tiết canh , thịt và phủ tạng của những con lợn ốm, lợn có mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Loại vi khuẩn này thường hay xâm nhập ở trên da và các vùng niêm mạc , qua bạch huyết vào máu và gây ra bệnh cho nhiều những cơ quan và phủ tạng. Cho tới ngày nay thì chưa có một ghi nhận nào nói có thể lây từ người sang người.

3. Các triệu chứng

Dấu hiệu màn não đó là sốt cao, đau đầu, ù tai, có thể có rối loạn ý thức, cứng gáy.

Nó cũng có thể gây nên chứng giảm thị lực hoặc là thính điếc.

Sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết bao gồm việc sốt cao đột ngột kèm theo rét run người, ban xuất huyết dạng lưới lan tỏa, mệt mỏi toàn thân và đặc biệt là có thể đi phân lỏng, gây ra chứng đau đầu, truy tim mạch.

4. Biện pháp phòng ngừa

Ngày 17 tháng 11, cục ý tế dự phòng của bộ y tế đã cho biết và ban hành hướng dẫn giám sát về việc phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người của chúng ta.

Theo đó thì bộ y tế đã khuyến cáo về việc phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người, địa phương cần tuyên truyền một cách rộng rãi cho mọi người dân biết về bệnh liên cầu lợn ở người. Địa phương cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân bết được bệnh liên cầu lợn để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống này. Tập trung vào các nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như là chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ lợn, bán thịt tươi sống.

Người dân không thể giết mổ hay là tiêu thụ lợn chết hoặc lợn mắc bệnh. Thực hiện vệ sinh ăn uống, không được ăn từ thịt chưa được nấu kĩ, không ăn tiết canh của lơn, các loại thịt tái sống không có độ an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên mua loại thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch về chất lượng.

Khi sử dụng thì trước hết là người dân nên sử dụng các phương tiện như là găng tay, kính, ủng để bảo vệ  mắt và tay chân, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi giết mổ chế biến thịt lợn. Đặc biệt hơn nữa đó là phải xử lí lợn mắc bệnh hoặc là những con lợn đã chết.

 

Bài viết cùng chuyên mục