
Bệnh đường tiêu hóa đang là vấn đề gây quan ngại hàng đầu tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh rối loạn tiêu hóa mà bạn cần […]
Bệnh đường tiêu hóa đang là vấn đề gây quan ngại hàng đầu tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ.
Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh rối loạn tiêu hóa mà bạn cần cảnh giác:
1. Đau bụng
Đấu bụng là dấu hiệu bệnh tiêu hóa điển hình nhất. Đó có thể là những cơn đau dữ dội, cũng có thể chỉ âm ỉ ở vùng bụng. Có một số trường hợp bị đau ở khắp khoang bụng rồi cơn đau lan rộng ra cả phía sau lưng.
Phổ biến nhất là tình trạng đau tức vùng thượng vị, kèm theo ợ chua, đây là dấu hiệu của bệnh dạ dày. Trường hợp đau bụng phía bên phải, kèm theo sốt thì rất có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Nghiêm trọng hơn, với những cơn đau quặn bụng, đau râm ran kèm theo đi ngoài có thể là triệu chứng rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, song cũng có thể là dấu hiệu của khối u.
2. Chướng bụng, ợ hơi
Chướng bụng, ợ hơi là hiện tượng xảy ra khi lượng hơi trong đường tiêu hóa tăng lên bất thường. Nguyên nhân gây chướng bụng, ợ hoiwlaf do rối loạn hệ vi khuẩn hoặc do sự thiếu hụt men chuyển hóa trong cơ thể.
Nếu khi ợ chua thấy có dịch trào lên miệng thì hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra ngay, bởi có tới 68% bệnh nhân ung thư dạ dày có biểu hiện này.
3. Thói quen đại tiện thay đổi
Nếu bạn nhận thấy thói quen đại tiện của mình thay đổi bất thường về thời gian, số lần đại tiện mỗi ngày hoặc lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón, hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra chính xác vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Đó đều là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng giữa hàm lượng lợi khuẩn và vi khuẩn gây hại. Điều này rất dễ gây nên các vấn đề và chứng bệnh đường tiêu hóa như: ruột bị kích thích, viêm đại tràng, thậm chí cả ung thư đại tràng…
4. Nôn mửa
Nôn và buồn nôn là một trong những phản ứng phổ biến của cơ thể trước những tác nhân gây hại tồn tại trong đường ruột. Cơ thể xuất hiện phản ứng này sau khi bạn ăn phải thức ăn có nhiễm khuẩn, khi ăn quá no hoặc đồ ăn gây dị ứng. Ngoài ra, các vấn đề về tâm lý như lo lắng, hồi hộp quá mức cũng có thể gây nôn và buồn nôn.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như tắc nghẽn đường ruột, viêm ruột thừa,…
5. Chán ăn, khó tiêu
Chứng chán ăn, khó tiêu với những biểu hiện ăn không ngon, ăn kém, nhưng luôn có cảm giác đầy bụng. Tình trạng này có thể do tác dụng phụ của thuốc, hoặc làm việc quá sức, song nó cũng có thể do các bệnh tiêu hóa như loạn khuẩn ống tiêu hóa, viêm ruột non, loét dạ dày tá tràng, ung thư đại tràng…
Do đó, nếu đột nhiên thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, tình trạng không thuyên giảm khi đã điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thì bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
6. Cảm thấy lo lắng
Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đây là thông tin mới được công bố trên tạp chí Annals of Gastroenterology. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy, một số loại chất hóa học mà các vi khuẩn đường ruột tiết ra được sử dụng ở não, tác động tới cách cơ thể phản ứng với những lo lắng, căng thẳng.
Cũng theo nghiên cứu này, hệ vi khuẩn đường ruột của những người bị lo âu, trầm cảm không giống so với người thường. Theo đó, lợi khuẩn trong đường ruột đóng vai trò nhất định trong việc làm giảm nồng độ cortisol căng thẳng và hành vi lo lắng.
Nhìn chung, để cơ thể khỏe mạnh, xóa tan nỗi lo bệnh đường tiêu hóa thì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý chính là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất./.